Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
Mã SP: 23

Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh

1YRS


Để biết giá sản phẩm, yêu cầu về giá sản phẩm hay các yêu cầu khác:

Liên Hệ Nhà Cung Cấp

 Trong quá trình sản xuất mì ăn liền đã phát sinh một lượng lớn nước thải có thành phần ô nhiễm cao. Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền nhằm loại bỏ các hợp chất độc hại trước khi đưa ra môi trường.

Công ty chúng tôi đưa ra quy trình Công nghệ xử lý đạt hiệu quả tối ưu, bên cạnh đó giúp Tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành đơn giản.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN
Thị trường mì ăn liền Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng. Nhưng sẽ ngày càng khó khăn hơn do cạnh tranh mạnh và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thị trường mì gói của Việt Nam thu hút rất nhiều thương hiệu và sản phẩm đa dạng. Hiện đang có trên 60 nhãn hiệu mì gói lớn nhỏ, nội ngoại, sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Hơn 100 hương vị đang được bán tại việt Nam.

Theo một khảo sát gần đây của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me. Mì gói đang chiếm tỉ lệ cao trong các siêu thị ở ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đặc biệt ở hệ thống cửa hàng tiện lợi thì mì dạng ly lại chiếm đa số mức tiêu thụ.

Cùng với sự phát triển, vấn đề phát sinh nước thải công nghiệp là không thể tránh khỏi. Sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Xong, việc bảo vệ môi trường là một điều tất yếu.

Với trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi tự tin xây dựng Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền cho các doanh nghiệp. Một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoàn chỉnh, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn.

NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
Thành phần chính là bột lúa mì.
Nguyên liệu các gói gia vị bao gồm: rau củ sấy các loại, gia vị, dầu tinh luyện.
Các sản phẩm ly còn có nguyên liệu sấy như: trứng, tôm, thịt gà, thịt heo v.v
Quy trình sản xuất mì ăn liền:

Quy Trình Chế Biến Mì Ăn Liền Mì ăn liền được phân ra làm 2 loại là “mì chiên” và “mì không chiên”, dựa trên phương pháp làm khô trong quy trình sản xuất. Mì chiên sử dụng dầu để chiên và mì không chiên làm khô bằng phương pháp sấy bằng nhiệt gió.

NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI
Nước thải từ sản xuất mì: phát sinh chủ yếu ở quy trình hấp mì, làm nguội, làm khô (chiên).
Nước thải sinh hoạt từ các công nhân của nhà máy.
THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC NƯỚC THẢI
Nồng độ các chất gây ô nhiễm thể hiện qua các chỉ tiêu pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ, Coliform. Giống như các hệ thống xử lí nước thải chế biến thực phẩm, hệ thống xử lí nước thải chế biến bột ngọt, … . Thành phần nước thải mì ăn liền chủ yếu là các chất hữu cơ với hàm lượng cao (nito, photpho, …). Ngoài ra, chỉ số dầu mỡ khá cao. Thành phần và tính chất nước thải ảnh hưởng rất nhiều tới Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền.

Nước thải từ khu vệ sinh thường có màu, mùi và thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ (ni tơ, phốt pho, …). Vi sinh vật từ phân, nước tiểu.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nguồn nước gây hiện tượng phú dưỡng. Sự phát tán các loại vi khuẩn có hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống trong nước cũng như sức khỏe con người.
Lượng dầu mỡ có thể bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó thoát nước và bốc mùi hôi. Tạo mặt phân cách giữa môi trường nước và không khí giảm sự hòa tan oxy tự nhiên, gây tác hại tiêu cực đến môi trường.
Lượng hóa chất độc hại này nếu lẫn vào nguồn nước sẽ dần tiêu diệt hệ thủy sinh, phá hủy môi trường nước.
Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà việc ô nhiễm nước thải sinh hoạt còn đang hủy hoại dần môi trường. Làm ảnh hưởng tới các mạch nước ngầm, ảnh hưởng tới đất làm cho đất không thể trồng trọt. Không khí cũng bị đe dọa khi bốc những mùi rất khó chịu.
BẢNG THÔNG SỐ CÁC CHỈ TIÊU Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI

TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
Không phải là ngành có các chất ô nhiễm độc hại. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng của người dân là rất cao, do đó các nhà máy cơ sở chế biến mì ăn liền ngày càng được nâng cấp và mở rộng về số lượng. Điều này dẫn đến các nhà máy sản xuất mì ăn liền cần lắp đặt bổ sung các HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP. Nếu không kịp thời xử lý nước thải chế biến mì ăn liền thì theo thời gian tích tụ lâu dài loại nước thải này có nguy cơ gây ô nhiễm rất cao. Đặc biệt là ở các cơ sở chế biến nhỏ lẻ.

CÁC CÔNG NGHỆ CÓ THỂ XỬ LÍ
Xây dựng Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền cần có phương án phù hợp. Nước thải sau xử lí sơ bộ, có thể áp dụng các công nghệ cho hiệu xuất xử lí mong đợi.

Xử lí nước thải bằng phương pháp hóa lí: song chắn rác, bể tách dầu, bể tuyển nổi, bể keo tụ-tạo bông, lắng, lọc.

Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học là giai đoạn quan trong nhất của hệ thống xử lí nước thải sản xuất mì ăn liền: bể kị khí, hiếu khí, …

Tuy nhiên để lựa chọn công nghệ phù hợp cần dựa vào lượng nước thải bỏ, diện tích xây dựng, vốn đầu tư.

HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền có các bước xử lí sơ bộ tương tự như hệ thống xử lý chế biến thực phẩm. Cần có bể tách dầu, bể gom, song chăn rác, sau đó xử lí sinh học. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột ngọt thì cần thêm bước xử lí xianua, …

Quy trình chung của các hệ thống:

Xử lý sơ bộ bằng các công trình hóa lí.
Xử lý chuyên sâu bằng các công trình sinh học.
Quy Tình Công Nghệ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Mì Ăn Liền

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền có hệ thống thu gom, nước thải sẽ được phân luồng riêng biệt. Các nguồn sẽ thải theo hệ thống thoát nước riêng biệt, có hệ thống xử lý sơ bộ riêng trước khi thu gom xử lý nước thải chế biến mì ăn liền chung.

Tham khảo HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT NGỌT & HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC PHẨM

Bể tách mỡ
Mục đích bể tách dầu loại bỏ dầu mỡ, các chất nổi, … ra khỏi nước, giảm tải trọng chất bẩn để không gây ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Đồng thời lắng cát lắng cặn bẩn tránh bít tắt thiết bị. Dầu mỡ có thể làm tắt nghẽn bơm, ức chế các hoạt động của vi sinh vật, giảm hiệu xuất của quá trình xử lí, … Vì vậy, việc tách mỡ rất quan trọng.

Nước thải từ khu sản xuất đặt tính chứa lượng dầu mở cao nên cần phải tách mỡ trước khi đưa vào xử lí chuyên sâu.

Song chắn rác
Nhiệm vụ để loại ra bỏ tất cả các loại rác thô còn sót lại có trong nước thải sản xuất mì ăn liền. Chúng có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Rác thải sau khi được tách ra được thu gom và đưa đi xử lý.

Nước thải qua song chắn rác sẻ chảy về bể thu gom.

Bể thu gom
Công đoạn thu gom nước thải đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác xử lý nước thải. Một hệ thống thu gom không đồng bộ sẽ dẫn tới việc thu gom không hiệu quả.

Nước thải sau xử lí sơ bộ sẻ được dẫn qua song chắn rác về hố thu gom tập trung.

Nước thải từ hố thu gom sẻ được bơm đến bể điều hòa.

Bể điều hòa
Tùy vào quy mô doanh nghiệp, lưu lượng nước thải dao động theo thời gian trong ngày. Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.

Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí. Bể có hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.

Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể tuyển nổi.

Bể Tuyển nổi
Trong Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền có hệ tuyển nổi.

Nhi vụ của bể tuyển nổi dùng để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan khó lắng. Tách dầu mỡ còn sót lại trong nước thải.

Không khí được hòa tan dưới áp lực trong một chất lỏng sạch và bơm trực tiếp vào bể Tuyển Nổi. Sau khi vào bể, áp suất không khí được tạo ra và kết hợp với chất lỏng tạo ra các bong bóng khí có kích thước Micro. Các bong bóng không khí li ti bám dính vào các phần tử rắn lơ lững, dàu mỡ trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi dàn cào ván bùn mặt. Chất rắn nặng lắng xuống đáy hồ và cũng được cào gom lại và hút ra ngoài bằng bơm hút bùn để đưa về khu xử lý bùn xử lý.

Nước thải sau khi được tách cặn được dẫn qua bể UASB. Tiến hành xử lí sinh học.

Bể UASB (kỵ khí)
Tận dụng nguồn dinh dưỡng có trong nước thải, nhóm vi sinh vật kị khí nhanh chóng phát triển. Chúng sử dụng chất dinh dưỡng trong nước làm thức ăn gián tiếp biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản ở dạng khí thoát ra khỏi nước thải.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ:

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas

Quá trình phân hủy kỵ khí:

Được chia thành 3 giai đoạn

Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân);
Tạo các axit;
Tạo methane;
Tiếp theo nước thải được dẩn qua bể Aerotank

Bể Aerotank (hiếu khí)
Tại đây, nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển.

Vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng, …) làm thức ăn, tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.

Tại đây, nhờ sự tác động của sinh vật hiếu khí, các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu.

+ Quá trình nitrat hóa

Trong điều kiện hiếu khí, nhờ tác động của vi khuẩn nitrit hóa, amoni (NH4– ) bị oxy hóa thành Nitrit (NO2–), vi khuẩn nitrat hóa oxy hóa oxy hóa nitrit (NO2–) thành nitrat (NO3–) đồng thời tạo sinh khối.

NH4– à NO2– à NO3–

+ Quá trình xử lí photpho

Tại đây, vi khuẩn hấp thụ photpho cao hơn mức bình thường. Photpho sử dụng cho việc tổng hợp, duy trì tế bào vi khuẩn. Một phần photpho chứa thêm lượng dư vào trong tế bào. Khi đó, các tế bào này liên kết với nhau thành bông cặn. Các bông cặn này sẽ được lắng và loại bỏ tại bể lắng.

Nước thải sau xử lí sẻ được dẫn qua bể lắng.

Bể lắng
Bể lắng là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.

Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể Aerotank hảy tràn vào bể lắng. Tại đây, tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng nhờ trọng lực.

Phần nước trong tập trung ở bề mặt, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt.

Nước tự chảy vào bể khử trùng.

Một phần bùn được tuần hoàn về bể Aerotank và bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn trong bể.

Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến đưa đi xử lý.

Phần nước tách bùn được dẫn hồi lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải.

Bể Khử trùng
Kết thúc quy trình xử lý của Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền là khử trùng.

Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng được sử dụng để phá hủy, tiêu diệt coliform. Các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được loại bỏ. Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa nhiều loại vi khuẩn. Khi xả ra nguồn thì sẽ lan truyền rất lớn. Vì vậy cần phải tuyệt trùng nước thải trước khi xả thải.

Nước thải sau xử lí qua Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền đạt quy chuẩn xả thải.

VẬT LIỆU CÓ THỂ LÀM
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền có thể được xây dựng dễ dàng bằng các vật liệu thông dụng.

Với phương châm của công ty chúng thôi là tiết kiệm, chất lượng. Chúng tôi luôn thiết kế những vật liệu Dể tìm, dể thu mua, giảm thiểu thời gian tìm kiếm, chi phí vận chuyển.

Các vật liệu như:

Gạch chống thấm
Thép CT3
Inox 304, 201
Bể tông cốt thép
Nhựa
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
ƯU ĐIỂM:
Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao.
Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền đề xuất, phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải.
Nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lí đạt tiêu chuẩn xã thải theo quy chuẩn.
Diện tích xây dựng nhỏ
Dễ xây dựng, thời gian thi công nhanh chóng.
Vận hành đơn giản.
Hệ vi sinh ổn định.
NHƯỢC ĐIỂM:
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền vận hành phức tạp. Đòi hỏi chuyên môn cao.
Bùn, dầu mỡ, chất thải rắn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.
KẾT LUẬN
Sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công nghiệp. Việc này dẫn đến việc các chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng nhiều. Môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh, mất đi khả năng tự làm sạch. Phần lớn các thiết bị của ngành sản xuất ở nước ta thì chưa được đầu tư và hiện đại hóa hoàn toàn.

Hệ Thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền thể hiện sự hoàn thiện của một hệ thống xử lí nước thải, đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh

1YRS Nhà Cung Cấp Normal

Số 138/7/13, Nguyễn Súy, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

: 0932 422 890 - Mr Dung

Nghành nghề: Môi Trường - Công Ty Môi Trường ,

Fax: 0932422890

Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

website: www.congtyxulymoitruong.com

Sản phẩm chính:


Bạn gửi Email cho nhà cung cấp.

Sản phẩm liên quan